Nhân viên phục vụ là vị trí tuyển dụng thường xuyên, hầu hết các bạn nhân viên thường là sinh viên không được đào tạo chính quy về ngành này. Tuy nhiên, vị trí nhân viên phục vụ lại đặc việt quan trọng trong các nhà hàng - khách sạn. Nhân viên phục vụ được coi bộ mặt của nhà hàng. Chính vì vậy, bộ tài liệu tiêu chuẩn VTOS nghề phục vụ nhà hàng dưới đây sẽ giúp các bạn nâng cao tay nghề để trở thành nhân viên phục vụ chuyên nghiệp. Cùng theo dõi nhé.
Việc làm tham khảo tại Thue.today:
Bộ Tiêu chuẩn VTOS nghề Phục vụ nhà hàng
Các chức danh trong Nhà hàng - Khách sạn
Đầu tiên, là nhân viên phục vụ nhà hàng thì bạn cần biết các chức danh trong nhà hàng - khách sạn để thuận lợi hơn trong công việc:
- Giám đốc bộ phận ẩm thực đảm bảo cung cấp dịch vụ tại tất cả các điểm bán hàng trong bộ phận ẩm thực.
- F&B Manager
- Giám sát nhà hàng hỗ trợ Giám đốc bộ phận các công việc hàng ngày và đảm bảo chất lượng dịch vụ trong nhà hàng cũng như điều hành và quản lý nhân viên.
- Quản lý nhà hàng chịu trách nhiệm về hình ảnh của nhà hàng và tăng doanh số bán hàng (từ khâu chuẩn bị đến dịch vụ).
- Trợ lý Quản lý nhà hàng trợ giúp Quản lý nhà hàngcũng như chào đón và giao tiếp với khách; quản lý nhân viên: tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và đề bạt cho nhân viên.
- Nhóm trưởng giám sát chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, đào tạo và khuyến khích các nhân viên, đồng thời giám sát việc thanh toán hóa đơn và ngăn đựng tiền
- Trưởng nhóm phục vụ chào đón khách và dẫn khách đến chỗ ngồi, giới thiệu hướng dẫn chọn lựa đồ ăn và rượu vang, tiếp nhận yêu cầu gọi món của khách, sắp đặt nhà hàng để tạo ra không khí ấm cúng, hiếu khách, phối hợp với nhân viên trong bộ phận bếp.
- Nhân viên phục vụ Nhà hàng sắp xếp phòng ăn, chào đón và phục vụ khách vào nhà hàng, dọn dẹp nhà hàng sau bữa ăn.
CÁC CHỨNG CHỈ TRÌNH ĐỘ NGHỀ PHỤC VỤ NHÀ HÀNG
Đối với mọi ngành nghề, bạn cần biết các chứng chỉ cần thiết trong nghề đó là gì. Với nghề phục vụ nhà hàng - khách sạn thì bạn cần biết được các chứng chỉ cần có nếu bạn muốn trở thành nhân viên phục vụ chuyên nghiệp. Nếu bạn đạt được các loại chứng chỉ sau đây thì con đường sự nghiệp, thăng quan tiến chức của bạn sẽ nhanh hơn so với các nhân viên khác. Nó cũng sẽ quyết định về mức lương của bạn.Mã chứng chỉ và Chứng chỉ trình độ trong nhà hàng
Mã chứng chỉ |
Chứng chỉ trình độ |
Bậc |
CFB1 |
Chứng chỉ phục vụ Nhà hàng |
1 |
CFB2 |
Chứng chỉ phục vụ Nhà hàng |
2 |
CBT2 |
Chứng chỉ pha chế đồ uống |
2 |
CBO2 |
Chứng chỉ pha chế đồ uống có cà phê |
2 |
CBO3 |
Chứng chỉ pha chế đồ uống có cà phê |
3 |
CFBS3 |
Chứng chỉ Giám sát Nhà hàng |
3 |
CWS3 |
Chứng chỉ phục vụ rượu vang |
3 |
DFSO4 |
Văn bằng Quản lý Nhà hàng |
4 |
Bảng 1: Mã chứng chỉ và chứng chỉ trình độ của nhân viên phục vụ trong nhà hàng
Nội dung của bộ tài liệu tiêu chuẩn VTOS nghề phục vụ nhà hàng
Công việc 1: Chuẩn bị làm việc
- Trang phục và vệ sinh cá nhân
- Vệ sinh thực phẩm
- Tác phong chuyên nghiệp
- Trang thiết bị trong nhà hàng
- Bộ phận ẩm thực và đồ uống
- Các bộ phận khác trong khách sạn
Công việc 2: Chuẩn bị nhà hàng
- Thu dọn nhà hàng
- Lau bóng dao dĩa
- Lau bóng ly
- Lau bóng bát đĩa
- Thay khăn bàn
- Gấp khăn ăn
- Chuẩn bị đồ gia vị
- Bày bàn ăn theo kiểu gọi món
- Bày bàn ăn theo kiểu đặt truớc
- Bày bàn ăn theo kiểu Á
- Bày bàn ăn bữa sáng
- Bày bàn ăn tự chọn
- Chuẩn bị bàn tiệc tự chọn
- Chuẩn bị khu vực phục vụ
- Gấp góc khăn bàn
Công việc 3: Chăm sóc khách hàng
- Nhận đặt bàn
- Chào đón và mời khách ngồi
- Trình thực đơn và danh mục rượu vang
- Phục vụ nuớc, bánh mỳ và bơ
- Giải quyết phàn nàn
Công việc 4: Tiếp nhận yêu cầu
- Nhận yêu cầu gọi món
- Chuyển yêu cầu gọi món
- Điều chỉnh bộ đồ ăn
- Nhận yêu cầu gọi món tráng miệng, trà, cà phê và rượu mùi
- Nhận yêu cầu phục vụ tại phòng
Công việc 5: Phục vụ bữa ăn
- Phục vụ món khai vị và món súp theo đĩa
- Phục vụ món súp từ bát lớn
- Phục vụ các món chính theo đĩa
- Phục vụ món ăn dùng thìa dĩa (hay muỗng, nĩa)
- Kết hợp giũa phục vụ thìa dĩa và phục vụ theo đĩa
- Phục vụ khăn lau tay và bát nuớc rửa tay
- Phục vụ kiểu gia đình
- Phục vụ tại phòng
Công việc 6: Thu dọn bữa ăn
- Thu dọn đĩa: đĩa phụ, đĩa ăn cá, đĩa ăn món chính
- Thu dọn món khai vị, món tráng miệng và cốc tách
- Thu dọn phục vụ tại phòng
- Thu dọn tiệc tự chọn
- Dọn sơ bàn ăn và quét vụn thức ăn
- Thay gạt tàn
- Xử lý thức ăn bị đổ ra bàn
Công việc 7: Phục vụ bàn nói chung
- Phục vụ cà phê tại bàn
- Phục vụ trà/trà thảo mộc tại bàn
- Phục vụ đồ uống tại bàn
- Mở rượu vang
- Phục vụ rượu vang
- Mở rượu sâm banh và vang sủi bọt
- Phục vụ cà phê pha rượu mùi
Tổng hợp nội dụng của bộ tài liệu tiêu chuẩn VTOS nghề phục vụ nhà hàng
Công việc 8: Xử lý thanh toán
- Trình hoá đơn và nhận tiền thanh toán
- Các hình thức thanh toán
Công việc 9: Các công việc trong quầy đồ uống
- Vệ sinh quầy đồ uống
- Bổ sung vào quầy đồ uống
- Phục vụ bia tươi, bia đen nặng và bia nhẹ
- Phục vụ bia chai
- Phục vụ bia lon
- Phục vụ rượu vang theo ly
- Phục vụ rượu mạnh và vang mạnh
Công việc 10: Phục vụ hội nghị và tiệc
- Phục vụ đồ uống và bánh capapes (đồ ăn nhẹ) cho tiệc tự chọn dùng tay
- Phục vụ trà/cà phê trong giờ giải lao
- Bày bàn cho hội nghị
- Phục vụ hội nghị trong giờ giải lao
- Bày bàn ăn tiệc
- Quy trình phục vụ tiệc
Công việc 11: An toàn và an ninh
- An toàn về hoả hoạn trong nhà hàng
- Trách nhiệm về phục vụ đồ uống có cồn
- Quy định về làm việc an toàn
Công việc 12: Kết thúc ca làm việc
- Kết thúc ca làm việc tại nhà hàng
- Kết thúc ca làm việc ở quầy phục vụ đồ uống
Trên đây là nội dung chính trong bộ tài liệu tiêu chuẩn VTOS nghề phục vụ nhà hàng mà bạn có thể tham khảo. Hiện nay trên các trang mạng đã chia sẻ thông tin đầy đủ về bộ tài liệu này. Bạn có thể truy cập các diễn đàn để tải về và học. Chúc các bạn thành công.