Để bắt đầu kinh doanh nhà hàng thì bạn sẽ phải chuẩn bị rất nhiều công đoạn. Dưới đây là những điều cần chuẩn bị khi kinh doanh một nhà hàng cho riêng mình.
1. Lên ý tưởng cho nhà hàng
Ý tưởng cho concept nhà hàng cần cân nhắc rất nhiều điều. Thông thường, người chủ thường muốn nhà hàng của họ phục vụ món ăn học thích ăn, hoặc thích nấu. Ý tưởng của nhà hàng sẽ xuyên suốt tất cả các công việc khác. Từ thực đơn món ăn, cách trang trí, cách bày biện, đồng phục, màu sắc, khẩu hiệu và vô số các thứ kéo theo khác.
2. Lựa chọn vị trí cho nhà hàng
Yếu tố địa điểm quyết định rất lớn tới lượng khách hàng đến với nhà hàng. Tất nhiên, một nhà hàng ở ngay trung tâm phố lớn sẽ luôn tấp nập khách lui tới hơn là một nhà hàng ở ven ngoại thành, ít người qua lại. Có rất nhiều yếu tố để cân nhắc cho người chủ nhà hàng quyết định lựa chọn địa điểm. Cơ sở dân số ở vị trí đó thế nào, sở thích, thói quen của người ở đó là gì và mong muốn của họ trong tương lai ra sao.
3. Chọn tên cho nhà hàng
Tên nhà hàng nói lên 80% phong cách của nhà hàng ấy. Ví dụ như nhà hàng Minh Mường Lợn Mường Mẹt – cái tên nhắc tới là bạn đã biết nhà hàng này sẽ phục vụ các món ăn mang đậm chất văn hóa Mường Tây Bắc và menu chủ đạo là món lợn Mường nổi tiếng. Điều quan trọng là nó phải hữu dụng, nhắc đến đặc điểm riêng của nhà hàng hay phải tạo ấn tượng đến khách hàng. Bạn có thể chọn tên gắn với địa danh hay các hình ảnh tượng trưng, lối chơi chữ đa dạng. Nhưng chú ý là hãy để nó dễ đọc và dễ nhớ. Vì không có ai muốn ngồi search cả buổi tối mà khôn ra nhà hàng mà họ lướt qua thấy trong buổi chiều nay chỉ vì cái tên nó khó nhớ.
4. Viết Menu
Thực đơn là phần vô cùng quan trọng của nhà hàng. Đây là yếu tố trực tiếp quyết định xem khách hàng có muốn quay trở lại hay không. Menu cơ bản cần có món chính, món phụ, món ăn kèm, rau củ quả, đồ uống và đồ tráng miệng nếu có. Việc bố trí và thiết kế menu cũng rất quan trọng, hình ảnh đánh giá trực tiếp món ăn ấy có ngon hay không ngay lần đầu khách hàng cầm quyển menu. Tránh những thiết kế menu nghiệp dư hay đè chữ, viết tay sao chụp lại.
5. Nhân viên nhà hàng
Nhân viên chính là bộ mặt của nhà hàng. Nhân viên cần luôn phải thân thiện và tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, dễ chịu nhất có thể. Khả năng giao tiếp với khách hàng và sắp xếp công việc hợp lý luôn được đánh giá cao. Thực phẩm tốt mất đi sự hấp dẫn nếu đi kèm với một thái độ dịch vụ kém chất lượng. Hiểu nhân sự, biết cách sắp xếp họ vào những vị trí đúng chỗ hợp với tính cách và thói quen của họ. Biết được vai trò của nhân viên trong lúc làm việc hay sau đó sẽ giúp bạn chọn được các ứng cử viên tốt nhất cho công việc.
6. Trang bị trang thiết bị cho nhà hàng
Trang bị cho nhà hàng tốn kém một khoản tương đối lớn. Từ nhà bếp, phòng ăn, dụng cụ, trang trí… cho đến chi phí nhân sự, chi phí mặt bằng, nguyên liệu đều cần lên danh sách dự trù từ trước. Tham khảo các cửa hàng xung quanh về giá của trang thiết bị và nên cân nhắc xem nên mua đồ mới hay đồ thanh lý để tối ưu chi phí. Ngoài ra, sự hiểu biết nhu cầu so với mong muốn là rất quan trọng để tránh những cạm bẫy từ việc mua đồ nội thất và trang trí không cần thiết. Tốt hơn hết bạn hãy lên kế hoạch lập ra một quỹ ngân sách hợp lý cho việc này.
Trên đây là một số lưu ý trước khi bạn quyết định kinh doanh nhà hàng. Ngoài ra còn một số yếu tố khác như nguồn vốn, nguồn nguyên liệu, lập kế hoạch phát triển của nhà hàng,... còn rất nhiều yếu tố khác. Với THUE.TODAY bạn có thể đăng tin tuyển dụng nhân viên cho nhà hàng của mình TẠI ĐÂY.
Tin liên quan
Các phần mềm quản lý khách sạn
Các phần mềm quản lý quán cà phê
Các bước cơ bản trong set up nhà hàng
Team Thuê
Để bắt đầu kinh doanh nhà hàng thì bạn sẽ phải chuẩn bị rất nhiều công đoạn. Dưới đây là những điều cần chuẩn bị khi kinh doanh một nhà hàng cho riêng mình.
1. Lên ý tưởng cho nhà hàng
Ý tưởng cho concept nhà hàng cần cân nhắc rất nhiều điều. Thông thường, người chủ thường muốn nhà hàng của họ phục vụ món ăn học thích ăn, hoặc thích nấu. Ý tưởng của nhà hàng sẽ xuyên suốt tất cả các công việc khác. Từ thực đơn món ăn, cách trang trí, cách bày biện, đồng phục, màu sắc, khẩu hiệu và vô số các thứ kéo theo khác.
2. Lựa chọn vị trí cho nhà hàng
Yếu tố địa điểm quyết định rất lớn tới lượng khách hàng đến với nhà hàng. Tất nhiên, một nhà hàng ở ngay trung tâm phố lớn sẽ luôn tấp nập khách lui tới hơn là một nhà hàng ở ven ngoại thành, ít người qua lại. Có rất nhiều yếu tố để cân nhắc cho người chủ nhà hàng quyết định lựa chọn địa điểm. Cơ sở dân số ở vị trí đó thế nào, sở thích, thói quen của người ở đó là gì và mong muốn của họ trong tương lai ra sao.
3. Chọn tên cho nhà hàng
Tên nhà hàng nói lên 80% phong cách của nhà hàng ấy. Ví dụ như nhà hàng Minh Mường Lợn Mường Mẹt – cái tên nhắc tới là bạn đã biết nhà hàng này sẽ phục vụ các món ăn mang đậm chất văn hóa Mường Tây Bắc và menu chủ đạo là món lợn Mường nổi tiếng. Điều quan trọng là nó phải hữu dụng, nhắc đến đặc điểm riêng của nhà hàng hay phải tạo ấn tượng đến khách hàng. Bạn có thể chọn tên gắn với địa danh hay các hình ảnh tượng trưng, lối chơi chữ đa dạng. Nhưng chú ý là hãy để nó dễ đọc và dễ nhớ. Vì không có ai muốn ngồi search cả buổi tối mà khôn ra nhà hàng mà họ lướt qua thấy trong buổi chiều nay chỉ vì cái tên nó khó nhớ.
4. Viết Menu
Thực đơn là phần vô cùng quan trọng của nhà hàng. Đây là yếu tố trực tiếp quyết định xem khách hàng có muốn quay trở lại hay không. Menu cơ bản cần có món chính, món phụ, món ăn kèm, rau củ quả, đồ uống và đồ tráng miệng nếu có. Việc bố trí và thiết kế menu cũng rất quan trọng, hình ảnh đánh giá trực tiếp món ăn ấy có ngon hay không ngay lần đầu khách hàng cầm quyển menu. Tránh những thiết kế menu nghiệp dư hay đè chữ, viết tay sao chụp lại.
5. Nhân viên nhà hàng
Nhân viên chính là bộ mặt của nhà hàng. Nhân viên cần luôn phải thân thiện và tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, dễ chịu nhất có thể. Khả năng giao tiếp với khách hàng và sắp xếp công việc hợp lý luôn được đánh giá cao. Thực phẩm tốt mất đi sự hấp dẫn nếu đi kèm với một thái độ dịch vụ kém chất lượng. Hiểu nhân sự, biết cách sắp xếp họ vào những vị trí đúng chỗ hợp với tính cách và thói quen của họ. Biết được vai trò của nhân viên trong lúc làm việc hay sau đó sẽ giúp bạn chọn được các ứng cử viên tốt nhất cho công việc.
6. Trang bị trang thiết bị cho nhà hàng
Trang bị cho nhà hàng tốn kém một khoản tương đối lớn. Từ nhà bếp, phòng ăn, dụng cụ, trang trí… cho đến chi phí nhân sự, chi phí mặt bằng, nguyên liệu đều cần lên danh sách dự trù từ trước. Tham khảo các cửa hàng xung quanh về giá của trang thiết bị và nên cân nhắc xem nên mua đồ mới hay đồ thanh lý để tối ưu chi phí. Ngoài ra, sự hiểu biết nhu cầu so với mong muốn là rất quan trọng để tránh những cạm bẫy từ việc mua đồ nội thất và trang trí không cần thiết. Tốt hơn hết bạn hãy lên kế hoạch lập ra một quỹ ngân sách hợp lý cho việc này.
Trên đây là một số lưu ý trước khi bạn quyết định kinh doanh nhà hàng. Ngoài ra còn một số yếu tố khác như nguồn vốn, nguồn nguyên liệu, lập kế hoạch phát triển của nhà hàng,... còn rất nhiều yếu tố khác. Với THUE.TODAY bạn có thể đăng tin tuyển dụng nhân viên cho nhà hàng của mình TẠI ĐÂY.
Tin liên quan
Các phần mềm quản lý khách sạn
Các phần mềm quản lý quán cà phê
Các bước cơ bản trong set up nhà hàng
09:44 21-09-2018